Khi nói về loa, có một thông số kỹ thuật quan trọng nhưng rất ít người để ý? Đó chính là độ nhạy của loa. Độ nhạy cho bạn biết công suất âm mà loa phát ra tương ứng với công suất đầu vào mà bạn cấp cho chiếc loa đó. Độ nhạy loa càng cao không có nghĩa là âm thanh loa đó hay, thông số này chỉ nói lên một trong những nét đặc trưng của loa mà thôi. Thông số này cho bạn biết cách ghép loa với amply sao cho dàn của bạn hay mà thôi.
Loa trên thị trường có rất nhiều lọa với nhiều thương hiệu khác nhau do đó bạn có một chút kiến thức về âm thanh thì bạn có thể dễ lựa chọn được loại loa phù hợp.
Thông số mà các bạn hay được nghe đó là độ nhạy của loa (sensitivity) thông số này chỉ là một nét đặc trưng của loa, không phải là thông số quan trong để đánh giá chất lượng âm thanh, và bạn đừng nghĩ rằng thông số này càng cao thì càng tốt.
Loa là trái tim của dàn âm thanh, nhiệm vụ nhận tín hiệu từ năng từ âm ly rồi tác động đến màn loa. Cũng như các thiết bị khác, loa cần có sự tuyến tính giữa đầu vào và đầu ra trải rộng trên toàn giải phổ tần có thể nghe được của con người (từ 20Hz đến 20KHz).
Dù công nghệ tiên tiến nhưng các nhà sản xuất cũng không thể lại hoàn thiện âm thanh đến mức tuyệt đối. Công nghệ hiện đại chỉ tạo ra loa âm thanh lớn với công suất nhỏ. Khi dùng công suất lớn thì do giới hạn của màng loa thì âm thanh sẽ trở lại bình thường.
Phần trên chỉ mới xét về khía cạnh công suất với một tần số cố định, nhưng xét về khía cạnh đáp ứng tần số thì mới bộc lộ rõ ưu khuyết điểm của loa. Cho dù loa có tốt cách mấy, đồ thị đáp ứng tần số cũng không bao giờ phẳng cả, nhưng về phương diện nào đó, có lẽ vì chưa bao giờ nghe được âm thanh hay tuyệt đối, tai con người vẫn chấp nhận sự méo dạng này của loa. Bởi thế mới có rất nhiều ngôn từ để diễn tả âm thanh như: dầy, mỏng, đục, trong, cứng, mềm... Những loại này hoàn toàn không có trong tự nhiên.
Nếu loa có thông số độ nhạy cao, chưa hẳn đó là loa hay, nếu chỉ đo ở tần số 1KHz (không bao giờ hãng sản xuất đưa ra thông số độ nhạy của toàn giải). Đôi khi còn có tác dụng ngược nữa, vì tần số chuyên dùng cho kỹ thuật đo lường 1KHz là tần số nghe khó chịu nhất đối với tai con người. Nếu loa chỉ nổi bật tần số này (đa số), chắc chắn âm thanh nghe sẽ bị bọng tiếng, cũng như bạn dùng Equalizer nâng tần số này lên vậy.
Tóm lại, thông số độ nhạy không dùng đề đánh giá chính xác về chất lượng loa được. Nó chỉ có thể xác định rằng loa này có độ từ thông cao, hay màng nhún dễ cộng hưởng với tần số 1KHz, thế thôi. Bằng chứng là nhiều thiết bị loa hiện nay, nhờ có công nghệ sản xuất nam châm cao, nên có thông số độ nhạy khá cao, nhưng chất lượng nghe chẳng ra gì cả. Và nhiều loa của thế hệ trước đây, dù nam châm của nó chỉ to bằng cục pin nhỏ, vẫn nghe hay như thường.
Vậy, chất lượng thực sự của loa nằm ở đâu. Trên kinh nghiệm nhiều năm, Topsound xin chia sẻ với quý vị để hiểu rõ hơn về âm thanh karaoke, chất lượng loa karaoke.
Thiết kế của loa bao gồm những thành phần chính: bass loa, treble loa, phân tần và vỏ loa. Chất lượng của âm thanh loa ra như thế nào phụ thuộc vào 3 yếu tố này, thông thường người chơi audio gọi là Thông số kỹ thuật. Đọc được thông số kỹ thuật và hiểu được nó mang ý nghĩa thế nào, có tác động ra sao đến âm thanh thì hẳn chất lượng của loa chưa cần nghe bạn đã nắm đc 40%. 60% còn lại phụ thuộc vào đôi tai của bạn cảm nhận ra sao về âm thanh và thiết bị phụ kiện kết hợp như thế nào.
1. Phân tần
Là bộ phận cấu thành quan trọng nhất trong loa. Bass loa là thiết bị đầu ra chủ yếu của âm thanh vì thế mà Phân Tần được xem như là hơi thở của loa. Khi loa chuyển tín hiệu điện thành sóng âm thanh theo từng dải với mức độ khác nhau thể hiện qua màng loa, vậy chính là khi màng loa còn rung, còn đàn hồi có nghĩa là loa củ chúng ta còn “sống” nhưng nhịp thở này yếu hay khỏe, đều đặn hay thất thường thì lại phụ thuộc vào phân tần. Màng bass loa làm bằng các vật liệu như lụa, titanium hay các dạng sợi tổng hợp khác nhau sẽ đưa ra chất lượng âm thanh khác nhau.
Phân tần sử dụng qua những bản mạch và trở kháng để tạo ra các dải tần. Đây là cách giải thích tổng quát để có thể hiểu, là một bộ phận tách các kênh thành các dải âm thanh khác nhau cho từng loa tương ứng thực chất về vật lý theo tác động của điện học thì những chiếc loa có dải tần số từ 3000Hz trở lên hay từ 320Hz đến 2560Hz ( dải tần số khác nữa) đều là sự tương tác của phân tần.
2. Thùng loa
Những lỗi dội âm, những chất âm ra trầm ấm hay chưa sạch tiếng, hay có hiện tượng rối âm đều có chịu sự tác động từ thùng loa. Thiết kế của thùng loa theo kiểu nào cũng tạo chất âm khác nhau, những lỗ dội âm tăng thêm khả năng tái hiện tần số thấp. Thùng loa còn có khả năng tái tạo âm thanh, đồng thời cũng có điều ảnh hưởng đến độ dội âm, độ vang âm. Việc sản xuất thành phẩm một chiếc loa cần thông qua sự nghiên cứu cả về kiểu dáng, kích thước và vật liệu của thùng loa. Thùng loa phải kết hợp với Phân tần để có thể giảm độ rung cho âm thanh.
3. Phụ kiện
Bao gồm dây dẫn, giắc kết nối và một số phụ kiện khác. Có những nhà sản xuất sắp xếp những phụ kiện và cung cấp kèm theo thùng loa hoặc có bản chỉ dẫn. Nhưng một số nhà sản xuất không có. Dù là những tiểu tiết nhưng nó có tác động lớn đến chất lượng âm thanh. Dây dẫn và giắc kết nối đều cho kết quả âm thanh có ồn, méo hay nhiễu tiếng hay không.
Phần còn lại là thương hiệu sản xuất âm thanh hội trường, công nghệ sản xuất và uy tín của nhà cung cấp. Về Uy tín, Topsound tin rằng khách hàng đã hiểu và tìm đến Topsound và tin tưởng Topsound để đọc bài viết này. Topsound luôn chọn những chiếc loa có công nghệ sản xuất và thương hiệu lớn và tốt nhất để cung cấp cho khách hàng.