Bạn thắc mắc không hiểu vì sao loa karaoke trong bộ dàn karaoke gia đình bị hỏng  một cách bất thường mà không biết nguyên nhân do đâu. Dưới đây là nguyên nhân loa karaoke xảy ra hiện tượng trên.

Nhiều người khi mua dàn karaoke về thường xảy ra các hiện tượng âm thanh méo tiếng, rè tiếng, thậm chí dẫn tới cháy loa. Mặc dù dàn âm thanh bạn mua thuộc loại dàn karaoke gia đình đắt tiền. Điều này không hề đơn giản như bạn nghĩ.

I – Sử dụng không đúng các nút chỉnh loa karaoke:

  • Bạn hay để micro bị hú, rú rít:

Trong quá trình hát karaoke thường xảy ra hiện tượng micro hú, rú rít đinh tai, nhức óc. Như vậy nghĩa là loa karaoke của bạn đang bị tổn thương nặng nề. Bạn đừng nghĩ đó là điều bình thường. Thực chất mic càng hú nhiều thì loa càng nhanh chóng bị hỏng.

  • Chia crossover không thích hợp:

Crossover mà bạn chia cho tần số mid và treble quá thấp hoặc amply tải loa treble quá lớn dẫn tới hiện tượng dễ hỏng. Bạn lưu ý, trước khi chia crossover bạn phải luôn kiểm tra thông số kĩ thuật của loa để đảm bảo độ bền của loa.

  • Sử dụng EQ quá mức:

Một số người khi sử dụng vẫn để EQ hình chữ V, điều này không hề có lợi mà ngược lại dễ làm hỏng loa. Bạn nên biết khi bạn tăng treble và bass nhưng vẫn giảm mid thì hệ thống loa của bạn sẽ bị quá tải ở phần mid, nhưng thực tế lại không đủ âm lượng bạn cần.

Bạn nên hiểu rõ rằng EQ phần nhiều dùng để cắt những gì dư thừa, chứ không phải để bạn tăng những gì thiếu hụt. Chẳng hạn, bạn muốn tăng treble nhiều hơn bạn phải giảm bass thay vì tăng treble và ngược lại, bạn muốn tăng bass chỉ cần giảm treble thay vì tăng bass.

  • Sử dụng không đúng Compressors/ Limiters: Chức năng này dùng để bảo vệ loa. Tuy nhiên nếu dùng không đúng chức năng cũng dẫn tới hỏng loa.
  • Không đủ headroom:

Không đủ khoảng dự trữ âm thanh cần thiết, nếu một amply phải kéo quá nhiều loa hoặc luôn bị quá tải cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới việc hỏng loa.

  • Thường xuyên có tiếng nổ lớn đột ngột:

Nguyên nhân này do cách sử dụng không theo trình tự của bạn. Bạn phải tuân thủ nguyên tắc mở từ trên, còn khi tắt thì từ dưới lên trên. Khi mở, bạn mở power cuối cùng. Khi tắt thì tắt power đầu tiên. Tránh rút rắc cắm hay làm rơi mic sẽ gây ra âm thanh lớn làm loa karaoke của bạn càng dễ hỏng.

  • Tín hiệu mixer và bộ effect, EQ bị quá tải trước khi xuống Power: bạn phải chỉnh lại gain ( “gain” là gì nút chỉnh tăng độ lợi, khuếch đại tín hiệu )
  • Tiếp tục sử dụng loa karaoke khi đang hỏng dẫn tới cháy loa.

II – Chưa phối theo nguyên lý

Khi mua dàn âm thanh không phải ai cũng hiểu rõ công suất của từng thiết bị trong bộ dàn karaoke gia đình. Thế nên đó là một trong những lý do chính khiến loa karaoke của bạn bị cháy. Phối theo nguyên lý, nghĩa là công suất trung bình của amply phải lớn gấp đôi hoặc ít nhất là lớn hơn công suất trung bình của loa. Như vậy chất lượng âm thanh cho ra sẽ đảm bảo. Nếu như bạn không nắm rõ nguyên lý mà phối ghép bừa bãi sẽ dẫn tới hiện tượng âm thanh bị méo tiếng, rè tiếng và thậm chí dẫn tới cháy loa.

Hoặc bạn sử dụng loa công suất nhỏ cho diện tích quá lớn, một số dòng loa khi vặn hết công suất trong thời gian dài sẽ gây cháy loa.

Bạn nên lưu ý, khi loa có những hiện tượng không ổn như tiếng không được tròn, rè tiếng, méo tiếng,… bạn phải tắt dàn âm thanh ngay để kiểm tra các thiết bị. Tránh để quá lâu sẽ dẫn tới hỏng loa

Trên đây là tất cả những nguyên nhân khiến loa karaoke trong dàn karaoke gia đình bị hỏng, thậm chí cháy loa một cách bất thường. . Sử dụng loa karaoke đúng cách giúp loa bền hơn, sử dụng được trong thời gian dài hơn.